Chi tiết bài viết

Kinh nghiệm xông hơi giải cảm mà bạn nên lưu ngay

     Từ xa xưa, nhân dân ta đã sử dụng cách xông hơi bằng một số loại lá để giải cảm, trị bệnh. Tuy nhiên không phải bệnh nào cũng có thể áp dụng cách điều trị này. Lá xông cũng phải được chọn phù hợp, phương pháp xông phải đúng cách. Ở bài viết này, sẽ giúp bạn trả lời một số câu hỏi mà nhiều bạn thắc mắc về phương pháp xông giải cảm này.

 

 

Khi bị cảm lạnh thì có được xông hơi để giải cảm hay không?

 

     Phương pháp xông hơi giải cảm đã được dân gian áp dụng lâu đời để chữa cảm mạo giai đoạn đầu. Tác dụng vật lý của hơi nước nóng kết hợp tác dụng dược lý của các chất bay hơi chứa trong dược thảo. Kéo theo hơi nước làm giãn mạch ngoại biên, lượng máu được tăng cường. Điều này giúp kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài.

 

     

     Vậy nên câu trả lời cho câu hỏi "bị cảm lạnh có nên xông hơi không?" là "có". Biện pháp này có tác dụng tức thì và không phải kéo dài thời gian sử dụng thuốc Tây. Tuy nhiên bạn không nên quá lạm dụng phương pháp này, bởi nó có thể gây mất nước. Không nên tắm ngay sau khi xông, bởi lúc này, lỗ chân lông đang mở, gặp nước lạnh sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, làm ảnh hưởng đến sức khỏe do máu huyết lưu thông chậm.

 

Những đối tượng không được xông hơi giải cảm

 

     ✔ Người đang sốt cao, sợ nóng, không sợ lạnh, không khát nước, ra nhiều mồ hôi.

     ✔ Người đang bị sốt siêu vi, cơ thể suy nhược.

     ✔ Người già yếu, trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai hoặc vừa mới sinh.

     ✔ Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt.

     ✔ Người bị tăng huyết áp, có vấn đề về tim mạch.

     ✔ Người có biểu hiện tâm thần.

     ✔ Người đang bị tiêu chảy, sốt xuất huyết, sau khi uống rượu, mắc bệnh ngoài da.