Chi tiết bài viết
Các loại lá xông giảm cảm cúm có tác dụng nhanh hơn uống thuốc
Các loại lá xông giảm cảm cúm có tác dụng nhanh hơn uống thuốc
Cảm là một một bệnh rất thông thường. Nhưng ngoại trừ một số dấu hiệu quen thuộc như sổ mùi, tịt mũi, nhức đầu, người gai gai sốt, khó chịu ai cũng biết, cảm lạnh thường khiến cho nhiều cơ phận khác bị suy yếu và gây ra một số bệnh.
Thường thì trong những trường hợp như vậy mọi người sẽ chọn cách uống thuốc tây, tuy nhiên cũng có một phương giáp dân gian để giải cảm hiệu quả là xông. Hãy cùng tìm hiểu các loại lá xông giải cảm qua bài viết dưới đây.
Lý do bị cảm
Trời mưa, trời gió hay trời lạnh mà mặc không đủ ấm, đầu không đội mũ, chân không đi giầy, không mang tất ấm, cổ không quấn khăn vv... vì thế các cơ phận thuộc bộ máy hô hấp (mũi, miệng, cổ họng, phổi... ) và tuần hoàn.
(tim, dạ dầy, ruột, gan, thận, lá lách...) bị lạnh. Khí âm xâm nhập nhiều qúa làm mất thế quân bình trong cơ thể, gây bế tắc kinh mạch, và suy yếu các cơ phận.
-Ngồi trúng chỗ có luồng gió (ở tư gia, trong nhà thờ, nhà hội có mở cửa trước cửa sau, hay cửa ngang hông, trong xe mở cửa kính hay máy lạnh qúa vv... ) có thể đưa đến chỗ bị cảm.
-Đặc biệt tại những vùng sáng sớm và ban chiều trời lạnh, nhưng ban trưa trời nóng thường có rất nhiều người bị cảm lạnh, vì không để ý, mặc không đủ ấm khi đi làm ban sáng và về nhà lúc chiều tối. Cứ thế, khí âm nhập vào người mỗi ngày một chút, và từ từ khiến cho cơ thể bị suy nhược và sinh ra nhiều triệu chứng mà không biết là bệnh gì.
Các triệu chứng bình thường gặp:
-Sổ mũi, tịt mũi
-Nhức đầu, nặng đầu
- Ho
- Cảm thấy người vừa nóng vừa lạnh: hơi sốt hay sốt nặng (khi có vi khuẩn gọi là bệnh cúm)
- Bần thần, mỏi mệt trong người
Nguyên liệu để nấu nước xông
Lá tre, lá sả, lá bưởi (hoặc vỏ bưởi), ngải cứu, hương nhu, bạc hà, tía tô mỗi thứ 10 - 20 g hoặc một nắm to.
Cách nấu lá xông
Tất cả rửa sạch cho vào nồi (trừ bạc hà) đổ xâm xấp nước, đun nhỏ lửa sôi khoảng 10 phút, khi nào chuẩn bị xông thì cho bạc hà vào đun tiếp 1-2 phút. Chọn nơi thật kín gió, cởi quần áo, trùm chăn kín đầu, từ từ mở nồi nước lá để cơ thể thích nghi, xông trong 5 - 10 phút.
Sau đó mở chăn chút một cho cơ thể thích nghi, tiếp đó lấy nước xông đã nguội tắm nhanh rồi lau khô, mặc quần áo, uống nước xông, đắp chăn nằm nghỉ.
Công dụng của từng loại lá
Lá tre: Giải nhiệt, thanh tâm, tiêu đờm, khiến mồ hôi ra, sát khuẩn, cảm sốt.
Sả: Làm cho ấm bụng tiêu hóa, sát khuẩn, khử uế, tiêu đờm, cảm sốt, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, nôn mửa, ho, viêm phổi, giải độc rượu.
Lá bưởi: Giải cảm, tiêu thực. Uống trị sốt ho, nhức đầu.
Ngải cứu: Cầm máu, điều hòa khí huyết.
Hương nhu: Cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, làm cho ra mồ hôi.
Bạc hà: Sát khuẩn ngoài da và tai mũi họng, chống viêm. Nước xông bạc hà trị cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau họng.
Tía tô: Khu phong trừ hàn, trị cảm mạo.
- Sản Phẩm Gia Truyền Hồng Hùng Tuấn đã và đang có mặt tại các siêu thị lớn !
- Cần lưu ý những vấn đề gì khi sử dụng hạt sen?
- Bạn đã biết cách bảo quản hạt sen tốt nhất chưa?
- Công thức nấu chè hạt sen ngọt bùi thanh mát
- Đừng bỏ qua những công dụng tuyệt vời mà táo đen mang lại
- Phân biệt các loại táo đỏ khô trên thị trường hiện nay
- Bổ dưỡng mà vẫn thơm ngon với lẩu gà tiềm thuốc bắc
Các bài viết khác